Thông Tư 31/2016/Tt

  -  

 

1. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung


- Thông tư số 31/2016 quy định các yêu cầu trong lập quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp và trong xây dựng, vận hành hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp. Theo đó:
+ Việc lập quy hoạch phải đảm bảo giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, thuận lợi cho phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
+ Về hạ tầng kỹ thuật, Thông tư 31/BTNMT quy định cụm công nghiệp phải có hệ thống thoát nước mưa, thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn. Việc xây dựng các hệ thống phải đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư số 31.

Bạn đang xem: Thông tư 31/2016/tt


- Riêng với khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, Thông tư 31/2016 quy định phải đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và có hệ thống thoát nước hoạt động đủ công suất, ổn định.
+ Cơ sở hoạt động trong làng nghề được phê duyệt báo cáo tác động môi trường hoặc thủ tục tương đương, thu gom, xử lý chất thải đúng quy định;
+ Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề, theo Thông tư 31 năm 2016 phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, có điểm tập kết chất thải rắn;
Có biện pháp quản lý đối với các cơ sở không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề và không cấp phép cho cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
- Thông tư 31/2016/BTNMT hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hệ thống xử lý nước thải và lưu lượng nước thải từ 30 m3/ngày.đêm trở lên phải lập, ghi vào nhật ký vận hành hệ thống nước thải.
Trường hợp các cơ sở không tự xử lý thì thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chuyển giao nước thải không nguy hại để xử lý.
- Ngoài ra, cơ sở cũng phải thực hiện quản lý chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo hướng dẫn của Thông tư số 31 năm 2016.
MỤC LỤC VĂN BẢN
*
In mục lục

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 31/2016/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2016

THÔNGTƯ

VỀBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP, KHU KINH DOANH, DỊCH VỤ TẬP TRUNG, LÀNG NGHỀVÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải vàphế liệu;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổngcục Môi trường và Vụtrưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngban hành Thông tư về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụtập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Chương I

QUYĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

Thông tư này quy định chi tiết Điều 67, Điểm đ Khoản 1 Điều 68, Điều 101, Điều 108, Khoản 2 Điều121, Khoản 3 Điều 123, Khoản 3 Điều 125, Khoản 1 Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường;Khoản 1 và Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LuậtBảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 19/2015/NĐ-CP); Điều 37, Điều 39, Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 38/2015/NĐ-CPngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sauđây viết tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP); bao gồm:

1. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp;khu kinh doanh, dịch vụ tập trung.

2. Bảo vệ môi trường làng nghề.

3. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất,kinh doanh, dịch vụ.

Điều 2. Đối tượng ápdụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan,tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trườngcụm công nghiệp; khu kinh doanh, dịch vụ tập trung; làng nghề; cơ sở sản xuất,kinh doanh, dịch vụ (sau đây viết tắt là cơ sở).

Điều 3. Giải thích từngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạtầng cụm công nghiệp là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạtđộng theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam trực tiếp đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh kết cấu hạtầng cụm công nghiệp.

2. Khu kinh doanh, dịch vụ tập trunglà siêu thị; trung tâm thương mại; chợ; khu du lịch, thể thao, vui chơi giảitrí; bến xe khách; nhà ga đường sắt thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giátác động môi trường.

3. Ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụtập trung là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt độngtheo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định củapháp luật Việt Nam trực tiếp đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầngkhu kinh doanh, dịch vụ tập trung.

4. Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịchvụ tập trung, cơ sở đang hoạt động là cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụtập trung, cơ sở đã có ít nhất một hạng mục, công trình đã đi vào vận hànhchính thức.

5. Phương án bảo vệ môi trường là kếhoạch quản lý môi trường được lập và triển khai thực hiện trong toàn bộ quátrình hoạt động của cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sởđang hoạt động và làng nghề.

Chương II

BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP, KHU KINH DOANH, DỊCH VỤ TẬP TRUNG

Mục 1. BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP

Điều 4. Yêu cầu bảo vệmôi trường trong lập quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp

1. Quy hoạch các khu chức năng và loạihình sản xuất trong cụm công nghiệp phải bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng của cácloại hình sản xuất gây ô nhiễm với các loại hình sản xuất khác; thuậnlợi cho công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

2. Quy hoạch xây dựng hạ tầng cụm côngnghiệp phải có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bảo đảm yêu cầu theoquy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

3. Diện tích cây xanh trong phạm vi cụmcông nghiệp tối thiểu chiếm 10% tổng diện tích của toàn bộ cụm công nghiệp.

Điều 5. Yêu cầu về đầutư xây dựng, quản lý vận hành hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp

1. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảovệ môi trường cụm công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trườngcụm công nghiệp bao gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý nướcthải tập trung, khu vực lưu giữ, xử lý chất thải rắn (nếu có).

Hệ thống thoát nước mưa và hệ thốngthu gom, xử lý, thoát nước thải phải được tách riêng, thiết kế đồng bộ, bố tríphù hợp với quy hoạch đã được duyệt và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật vềxây dựng, quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan;

b) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tậptrung cụm công nghiệp có thể đầu tư xây dựng theo từng đơn nguyên (mô-đun) hoặctoàn bộ tương ứng với tiến độ lấp đầy cụm công nghiệp, bảo đảm xử lý đạt quychuẩn kỹ thuật môi trường toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt độngcủa cụm công nghiệp;

c) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tậptrung cụm công nghiệp bảo đảm các yêu cầu sau: có đồng hồ đo lưu lượng nước thảiđầu vào và đầu ra, công tơ điện tử đo điện độc lập; điểm xả thải có biển báo rõràng; sàn công tác có diện tích tối thiểu 01 m2, lối đi thuậntiện cho việc kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; cóphương án, hạ tầng, phương tiện, thiết bị để ứng phó, khắc phục sự cố trong trườnghợp hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung gặp sự cố;

d) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tậptrung cụm công nghiệp có lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày.đêm trởlên phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định tại Khoản1, Khoản 3 Điều 26 Thông tư này;

đ) Trường hợp cụm công nghiệp cóphương án tự thu gom, xử lý chất thải rắn thì thực hiện theo quy định của pháp luậtvề thu gom, xử lý chất thải rắn.

2. Quản lý vận hành công trình hạ tầngkỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tậptrung phải vận hành thường xuyên theo đúng quy trình công nghệ để bảo đảm nướcthải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra nguồn tiếpnhận;

b) Việc vận hành hệ thống thu gom, xửlý nước thải tập trung phải có nhật ký vận hành ghi chép đầy đủ các nội dung:lưu lượng, các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có); lượngđiện tiêu thụ; loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh. Nhật ký vậnhành viết bằng tiếng Việt và lưu giữ tối thiểu 02 năm;

c) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tậptrung phải duy tu, bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm luôn vận hành bình thường;

d) Không pha loãng nước thải trước điểmxả thải quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;

đ) Bùn cặn của hệ thống thu gom, xử lýnước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa của cụm công nghiệp phải thu gom,vận chuyển và xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý bùnthải.

3. Các trường hợp được miễn trừ đấu nốivào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp:

a) Cơ sở phát sinh nước thải vượt quákhả năng tiếp nhận, xử lý của hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung cụmcông nghiệp, đồng thời cơ sở có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuậtmôi trường;

b) Cơ sở trong cụm công nghiệp mà cụmcông nghiệp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, đồng thời cơ sởcó biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Điều 6. Trách nhiệm củacơ sở trong cụm công nghiệp

1. Xử lý nước thải:

a) Ký và thực hiện biên bản, hợp đồngthỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp về đấunối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệphoặc ký hợp đồng chuyển giao nước thải để xử lý với cơ sở có chức năng theo quyđịnh tại Điều 20 Thông tư này;

b) Cơ sở được miễn trừ đấu nối quy địnhtại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này phải thực hiện các quy định tại Điều 18 Thôngtư này.

2. Thực hiện trách nhiệm quản lý chấtthải rắn, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ theo quy định tại Điều19 Thông tư này.

3. Thực hiện chương trình quan trắcmôi trường của cơ sở theo quy định và thông báo kết quả cho chủ đầu tư xây dựngvà kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp để tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩmquyền. Thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường,đồng thời thông báo cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệpkhi xảy ra sự cố môi trường và thực hiện việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trườngtheo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm củachủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp

1. Đầu tư xây dựng và quản lý, vậnhành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp theo quyđịnh tại Điều 5 Thông tư này.

2. Không được mở rộng cụm công nghiệp,tiếp nhận thêm dự án đầu tư vào cụm công nghiệp trong trường hợp cụm công nghiệpchưa có công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 5Thông tư này.

3. Nộp các loại phí bảo vệ môi trườngtheo quy định của pháp luật.

4. Bố trí ít nhất 01 cán bộ phụ tráchbảo vệ môi trường có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành:quản lý môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học; sinh học.Cán bộ phụ trách bảo vệ môi trường được tập huấn định kỳ hàng năm về công tácphòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

5. Xây dựng và tổ chức thực hiệnphương án bảo vệ môi trường theo quy định tại Chương V Thông tư này.

6. Tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắcmôi trường, công tác bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, các cơ sở trong cụmcông nghiệp gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Mẫu báo cáo quyđịnh tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tưnày.

Điều 8. Trách nhiệm củaỦy ban nhân dân cấp huyện

1. Chỉ đạo đơn vị trực thuộc có chứcnăng phù hợp đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trườngcụm công nghiệp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này trong trường hợp chưa xácđịnh được chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Chỉ đạo các đơn vị chức năng khôngtiếp nhận các dự án đầu tư mới vào cụm công nghiệp chưa có hạ tầng kỹ thuật bảovệ môi trường theo quy định tại Điều 5 Thông tư này trên địa bàn quản lý.

3. Kiểm tra, thanh tra việc xây dựng hạtầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định củapháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Xem xét, bố trí kinh phí hỗ trợ đầutư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp trên địabàn theo quy định của pháp luật.

2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủyban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các quy định của pháp luậtvề bảo vệ môi trường cụm công nghiệp.

Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH DOANH, DỊCH VỤ TẬP TRUNG

Điều 10. Quản lý nướcthải, chất thải rắn

1. Khu kinh doanh, dịch vụ tập trungphải có biện pháp xử lý đối với toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động kinhdoanh, dịch vụ; có hệ thống thoát nước bảo đảm đủ công suất tiếp nhận nước thảitừ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong khu; quản lý, bảo đảm duy trì ổn định dịchvụ thoát nước theo quy định.

2. Các cơ sở, hộ kinh doanh, dịch vụphải áp dụng các biện pháp phân loại chất thải rắn, không xả chất thải rắn vàohệ thống thoát nước; chuyển giao chất thải rắn cho các đơn vị có chức năng thugom, vận chuyển, xử lý theo quy định.

3. Ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụtập trung phải thực hiện bảo vệ môi trường nơi công cộng theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 11. Cán bộ phụtrách về bảo vệ môi trường khu kinh doanh, dịch vụ tập trung

Ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tậptrung phải bố trí tối thiểu 01 cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường để thực hiệncác nội dung của phương án bảo vệ môi trường, trách nhiệm bảo vệ môi trườngkhác theo quy định.

Chương III

BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

Điều 12. Điều kiện vềbảo vệ môi trường làng nghề

1. Có phương án bảo vệ môi trường làngnghề theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theoThông tư này được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

2. Các cơ sở hoạt động trong làng nghềphải:

a) Được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặcxác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc có báo cáo về các biện pháp bảo vệ môitrường theo quy định tại Điều 17 Thông tư này (trừ đối tượng quy định tại mục 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 11 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị địnhsố 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 củaChính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, sau đây viết tắt làNghị định số 18/2015/NĐ-CP) hoặc hồ sơ, thủ tục tương đương;

b) Thực hiện các biện pháp thu gom, xửlý nước thải (trong trường hợp không xử lý tập trung), khí thải bảo đảm quy chuẩnkỹ thuật môi trường tương ứng; phân loại chất thải rắn, chuyển cho đơn vị thugom theo đúng quy định.

3. Có hạ tầng về bảo vệ môi trườnglàng nghề, bao gồm:

a) Hệ thống thu gom nước thải, nước mưabảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề, không để xảy ra hiện tượng tắcnghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng;

b) Hệ thống xử lý nước thải tập trung(nếu có) bảo đảm công suất xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng đốivới tổng lượng nước thải phát sinh từ làng nghề trước khi thải ra nguồn tiếp nhận;

c) Điểm tập kết chất thải rắn hợp vệ sinh;khu xử lý chất thải rắn bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc phươngán vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.

4. Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trườngvới các điều kiện sau:

a) Có quyết định thành lập và quy chếhoạt động do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành;

b) Được trang bị phương tiện và bảo hộlao động đầy đủ.

5. Làng nghề phải đáp ứng các điều kiệnvề bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này để đượcxem xét, công nhận làng nghề.

6. Đối với làng nghề đã được công nhậnlàng nghề trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa đáp ứng các điềukiện về bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều nàythì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việckhắc phục.

Điều 13. Đánh giá, phânloại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tráchnhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại các làng nghề trên địa bàntheo mức độ ô nhiễm môi trường theo tiêu chí đánh giá, phân loại tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Việc đánh giá, phân loại làng nghềtheo mức độ ô nhiễm môi trường được thực hiện định kỳ 02 năm/lần.

3. Danh mục làng nghề được đánh giá, phânloại theo mức độ ô nhiễm môi trường phải công bố trên phương tiện thông tin,truyền thông tại địa phương.

Điều 14. Biện pháp quảnlý đối với làng nghề ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1. Ủy ban nhân dân cấp xã điều chỉnh,trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệmôi trường làng nghề để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.

2. Cơ sở không thuộc danh mục ngànhnghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề phải tuân thủ các quy định đốivới cơ sở tại Chương IV Thông tư này hoặc phải hoàn thành một trong các biệnpháp sau: di dời vào khu, cụm công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung bên ngoàikhu dân cư; chuyển đổi ngành nghề sản xuất; chấm dứt hoạt động sản xuất.

3. Không cho phép thành lập mới các cơsở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, được quy định cụ thể tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Trách nhiệmtổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấpxã:

a) Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môitrường theo nội dung của phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã được phê duyệt;

b) Trường hợp xảy ra sự cố môi trường,yêu cầu cơ sở để xảy ra sự cố ngừng hoạt động, thực hiện các biện pháp hạn chếphạm vi, mức độ ảnh hưởng, triển khai các hoạt động khắc phục; thông báo ngaycho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liênquan.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấphuyện:

a) Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiệncác nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn theo quy định của phápluật;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo phương án bảo vệ môi trường làngnghề đã được phê duyệt;

c) Tiếp nhận, xử lý kiến nghị về bảo vệmôi trường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến môi trường trongquá trình hoạt động sản xuất của làng nghề theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Trách nhiệmcủa tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề

Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn tổ chứctự quản về bảo vệ môi trường làng nghề thực hiện các nội dung sau:

1. Quản lý, vận hành, duy tu, cải tạocác công trình thuộc hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề theo phân công của Ủyban nhân dân cấp xã.

2. Niêm yết các quy định và theo dõi,đôn đốc việc giữ vệ sinh nơi công cộng.

3. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiệnphương án bảo vệ môi trường làng nghề; hương ước, quy ước có nội dung bảo vệmôi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệsinh, có hại cho môi trường.

4. Tham gia kiểm tra việc thực hiệnquy định về bảo vệ môi trường của cơ sở trong làng nghề theo phân công của Ủyban nhân dân cấp xã.

5. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấpxã khi phát hiện dấu hiệu về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường hoặc các hànhvi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong làng nghề.

6. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã vềhiện trạng hoạt động, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo phâncông 01 lần/năm trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. Mẫu báo cáo quyđịnh tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tưnày.

Điều 17. Trách nhiệmcủa các cơ sở trong làng nghề

1. Chủ cơ sở trong làng nghề thuộcdanh mục ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề theo quy định tạiPhụ lục I ban hành kèm theo Nghị địnhsố 19/2015/NĐ-CP có trách nhiệm:

a) Lập báo cáo về các biện pháp bảo vệmôi trường theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèmtheo Thông tư này đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều16 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để kiểm tra,theo dõi;

b) Tổ chức thực hiện các nội dung về bảovệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo về các biện pháp bảovệ môi trường hoặc hồ sơ, thủ tục tương đương.

2. Cơ sở trong làng nghề không thuộcdanh mục ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề theo quy định tạiPhụ lục I ban hành kèm theo Nghị địnhsố 19/2015/NĐ-CP phải tuân thủ các quy định tại Chương IV Thông tư này và cácquy định về bảo vệ môi trường có liên quan.

Chương IV

BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

Điều 18. Quản lý nướcthải

1. Cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp, cụmcông nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư này màcó hệ thống xử lý nước thải và lưu lượng nước thải từ 30 m3/ngày.đêmtrở lên, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nước thảithì phải có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải được ghi chép đầy đủ, lưugiữ tối thiểu 02 năm.

Nhật ký vận hành phải được viết bằngtiếng Việt, gồm các nội dung: lưu lượng, thông số vận hành hệ thống xử lý nướcthải, kết quả quan trắc nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải(nếu có), loại và lượng hóa chất sử dụng, lượng bùn thải phát sinh.

2. Cơ sở có lưu lượngnước thải từ 1.000 m3/ngày.đêm trở lên, ngoài việc thực hiện theo quy định tạiKhoản 1 Điều này, phải thực hiện thêm các nội dung sau:

a) Giám sát, quan trắc tự động, liên tụcnước thải đầu ra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 26 Thông tư này;

b) Có công tơ điện tử đo điện độc lập củahệ thống xử lý nước thải, lượng điện tiêu thụ phải được ghi vào nhật ký vậnhành;

c) Có phương án, hạ tầng, phương tiện, thiếtbị để ứng phó, khắc phục sự cố trong trường hợp hệ thống thu gom, xử lý nước thảigặp sự cố;

d) Có điểm kiểm tra, giám sát xả nước thảivào hệ thống tiêu thoát nước đặt ngoài hàng rào, có lối đi thuận lợi và có biểnbáo.

3. Đối với cơ sở có lưu lượng nước thải từ1.000 m3/ngày.đêm trở lên nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệpmà được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung thì phảithực hiện việc quản lý nước thải theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp các cơ sở quy định tại Khoản1, 2 và Khoản 3 Điều này không tự xử lý nước thải không nguy hại mà chuyển giaonước thải cho cơ sở có khả năng xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường thìthực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

Điều 19. Quản lý chấtthải rắn, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

1. Cơ sở phải thực hiện việc quản lý chấtthải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn y tếvà chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụtheo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

2. Cơ sở phát sinh khí thải phải:

a) Đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý khí thảibảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vịtrí lấy mẫu khí thải;

b) Có nhật ký vận hành hệ thống xử lý khíthải được ghi chép đầy đủ, lưu giữ tối thiểu 02 năm.

Nhật ký vận hành phải viết bằng tiếngViệt, gồm các nội dung: lưu lượng, thông số vận hành, lượng nước và hóa chất sửdụng (đối với cơ sở có loại hình, quy mô tương đương đối tượng phải lập báo cáođánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số18/2015/NĐ-CP);

c) Thực hiện quan trắc khí thải tự động,liên tục theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 26 Thông tư này và đăngký chủ nguồn khí thải theo quy định (đối với cơ sở có phát sinh khí thải công nghiệpthuộc danh mục các nguồn khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).

3. Cơ sở phát sinh tiếng ồn, độ rung, ánhsáng, bức xạ phải đầu tư, lắp đặt hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánhsáng, bức xạ bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định khác cóliên quan.

Điều 20. Yêu cầu về bảovệ môi trường đối với hoạt động chuyển giao nước thải không nguy hại để xử lý

1. Đối với cơ sở chuyển giao nước thảikhông nguy hại để xử lý:

a) Có phương án chuyển giao, xử lý nướcthải và được nêu rõ tại một trong các hồ sơ sau: báo cáo đánh giá tác động môi trườngđược phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận, đề án bảo vệ môi trườngchi tiết được phê duyệt, đề án bảo vệ môi trường đơn giản được xác nhận hoặc hồsơ tương đương;

b) Áp dụng cùng quy chuẩn kỹ thuật quốcgia về nước thải với cơ sở tiếp nhận nước thải để xử lý;

c) Có hợp đồng xử lý nước thải với cơ sởtiếp nhận nước thải để xử lý bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điềunày;

d) Có hạ tầng, thiết bị chứa nước thải tạmthời bảo đảm chống tràn, đổ, rò rỉ ra môi trường xung quanh;

đ) Chỉ được chuyển giao nước thải chocơ sở tiếp nhận để xử lý đã ký hợp đồng xử lý nước thải theo phương thức, khốilượng không vượt quá khối lượng ghi trong phương án chuyển giao, xử lý nước thảiquy định tại Điểm a Khoản này;

e) Chịu trách nhiệm vận chuyển nước thảiđáp ứng đầy đủ các quy định tại Khoản 2 Điều này; việc chuyển giao nước thải phảithể hiện đầy đủ trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định;

g) Có sổ ghi chép chi tiết bằng tiếngViệt và lưu giữ tối thiểu 02 năm về thời điểm, phương thức, khối lượng nước thảichuyển giao.

2. Đối với việc vận chuyển nước thải:

a) Chỉ được chuyển giao nước thải bằng đườngống; đường ống phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm các quy định kỹ thuật, khôngrò rỉ ra môi trường xung quanh, phải có van, đồng hồ đo lưu lượng và được thểhiện đầy đủ trong phương án quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, trừ trường hợpquy định tại Điểm b Khoản này;

b) Nước thải súc rửa đường ống, thử thủylực được vận chuyển bằng phương tiện giao thông nhưng phải đảm bảo các yêu cầusau:

Phương tiện vận chuyển phải có đủ điềukiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông; phải dán biểnbáo “vận chuyển nước thải không nguy hại” có kích thước đủ lớn ở phía trước,sau và bên hông.

Thiết bị, khoang chứa nước thải phảikín, chống thấm, chống rò rỉ, chống ăn mòn do nước thải được vận chuyển.

3. Đối với cơ sở tiếp nhận nước thải để xửlý:

a) Có phương án tiếp nhận nước thải để xửlý và được nêu rõ tại một trong các hồ sơ sau: báo cáo đánh giá tác động môi trườngđược phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận, đề án bảo vệ môi trườngchi tiết được phê duyệt, đề án bảo vệ môi trường đơn giản được xác nhận hoặc hồsơ tương đương;

b) Có hệ thống xử lý nước thải có côngnghệ, công suất phù hợp để xử lý nước thải tiếp nhận;

c) Có đồng hồ đo lưu lượng nước thải sauxử lý;

d) Áp dụng cùng quy chuẩn kỹ thuật quốc giavề nước thải với cơ sở chuyển giao nước thải;

đ) Chỉ được tiếp nhận nước thải từ cơsở chuyển giao nước thải đã ký hợp đồng xử lý nước thải theo phương thức và khốilượng không vượt quá khối lượng ghi trong phương án quy định tại Điểm a Khoảnnày;

e) Không chuyển giao nước thải đã tiếp nhậncho bên thứ ba để xử lý;

g) Có sổ ghi chép chi tiết bằng tiếngViệt và lưu giữ tối thiểu 02 năm về thời điểm, phương thức, khối lượng nước thảitiếp nhận; việc tiếp nhận nước thải để xử lý phải thể hiện đầy đủ trong báocáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định.

Chương V

PHƯƠNGÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 21. Đối tượng vàthời điểm lập phương án bảo vệ môi trường

1. Đối tượng phải lập phương án bảo vệmôi trường bao gồm:

a) Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịchvụ tập trung, cơ sở đang hoạt động có loại hình, quy mô tương đương đối tượngphải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số18/2015/NĐ-CP ;

b) Làng nghề.

2. Đối tượng quy địnhtại Điểm a Khoản 1 Điều này lập phương án bảo vệ môi trường cho các hạng mục,công trình đã hoàn thành và vận hành chính thức theo tiến độ thực tế; trường hợpđã có hệ thống quản lý môi trường, trong đó đã tích hợp nội dung của phương ánbảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư này và đã được xác nhận theo quy địnhtại Điều 25 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì không phải lập phương án bảo vệ môi trường.

3. Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điềunày đã có đề án bảo vệ môi trường chi tiết được xác nhận thì phải lập phương ánbảo vệ môi trường sau khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc hoàn thànhtoàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểmc Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 củaBộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết,đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

4. Phương án bảo vệ môi trường là mộttrong các căn cứ để đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện các quy địnhpháp luật về bảo vệ môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường và là cơ sở đểcơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra.

Điều 22. Nội dungphương án bảo vệ môi trường

1. Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 21Thông tư này lập phương án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và lưu giữtại cơ sở.

Xem thêm: Mua Bằng Lái A2 Có Được Không? Mua Bằng Lái Kiên Giang

2. Làng nghề lập phương án bảo vệ môi trườngtheo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theoThông tư này.

Điều 23. Phê duyệtphương án bảo vệ môi trường làng nghề

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề lậphồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề gửi Ủy ban nhândân cấp huyện xem xét, phê duyệt.

2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảovệ môi trường làng nghề:

a) 01 văn bản đề nghị phê duyệt phương ánbảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụlục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 04 bản phương án bảo vệ môi trườnglàng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 banhành kèm theo Thông tư này;

c) 01 bản sao quy hoạch phát triển làngnghề tại địa phương do Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt (nếu có).

3. Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theoquy định tại Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi lấy ý kiến tham vấnSở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quátrình xem xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.

4. Sau khi có ý kiến của các cơ quan quyđịnh tại Khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét,phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.

5. Thời hạn xem xét, phê duyệt phương ánbảo vệ môi trường làng nghề không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầyđủ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề; trường hợpkhông phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thông báo bằng văn bản, nêu rõ lýdo.

Quyết định phê duyệt phương án bảo vệmôi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 9ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Ký, đóng dấu và gửi phương án bảo vệmôi trường làng nghề:

a) Sau khi phương án bảo vệ môi trườnglàng nghề được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và đóng dấu xác nhận vàotrang bìa của phương án bảo vệ môi trường làng nghề;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi 01 bảnQuyết định phê duyệt kèm theo phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã phê duyệtcho Ủy ban nhân dân cấp xã; gửi 01 bản phương án bảo vệ môi trường làng nghề đãphê duyệt cho Sở Tài nguyên và Môi trường; gửi bản phương án bảo vệ môi trườnglàng nghề đã phê duyệt cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 24. Trách nhiệmthực hiện phương án bảo vệ môi trường

1. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầngcụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở cótrách nhiệm cập nhật phương án bảo vệ môi trường bảo đảm phù hợp với tình hình,tiến độ triển khai hoạt động; lưu giữ đầy đủ các chứng từ, hóa đơn, nhật ký vậnhành, sổ ghi chép và các giấy tờ liên quan theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứngphó sự cố môi trường trong phương án bảo vệ môi trường:

a) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầngcụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở phảixây dựng và bảo đảm năng lực để thực hiện việc phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trườngtrong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Khi xảy ra sự cố môi trường, chủ đầutư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh,dịch vụ tập trung, chủ cơ sở có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các tổ chứcliên quan theo nội dung nêu trong kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;báo động và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó theo mức độ sự cốmôi trường; thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theoyêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi xảyra sự cố môi trường, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp,ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở phải báo cáo Ủy bannhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả ứng phó, khắc phục sựcố môi trường;

d) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầngcụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở gâyra sự cố môi trường phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Bảo vệ môitrường và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chương VI

QUANTRẮC MÔI TRƯỜNG

Điều 25. Quan trắcphát thải định kỳ

1. Đối tượng phải thực hiện quan trắc nướcthải, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụvà tần suất tối thiểu được quy định tại Phụ lục 10ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với các đối tượng đã có hệ thốngquan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định tại Điều 26 Thôngtư này chỉ cần thực hiện quan trắc nước thải, khí thải định kỳ theo quy định đốivới các thông số chưa được quan trắc tự động, liên tục.

3. Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số18/2015/NĐ-CP , Phụ lục I ban hành kèmtheo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì không phải thực hiện quan trắc phát thải.

Điều 26. Quan trắcphát thải tự động

1. Quan trắc nước thải tự động:

a) Các thông số quan trắc bao gồm: lưu lượngnước thải đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và các thông số đặc trưngtheo loại hình (trong trường hợp có công nghệ, thiết bị quan trắc tự động phù hợptrên thị trường) theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phêduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

b) Hệ thống quan trắc nước thải tự độngphải bao gồm thiết bị lấy mẫu tự động được niêm phong và quản lý bởi Sở Tàinguyên và Môi trường; phải lắp đặt thiết bị camera được kết nối internet đểgiám sát cửa xả của hệ thống xử lý nước thải và lưu giữ hình ảnh trong vòng 03tháng gần nhất.

2. Quan trắc khí thải tự động:

a) Các thông số quan trắc được quy định tạiPhụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trường hợp cơ sở có nhiều nguồn thảikhí thải công nghiệp thuộc danh mục quy định tại Phụlục 11 ban hành kèm theo Thông tư này, chủ cơ sở phải quan trắc tự động,liên tục tất cả các nguồn thải khí thải này.

3. Hệ thống quan trắc nước thải, khí thảitự động, liên tục phải hoạt động ổn định, được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy địnhvà phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu trực tiếp cho Sở Tàinguyên và Môi trường.

Điều 27. Lưu giữ, báocáo, công bố thông tin và dữ liệu quan trắc môi trường

1. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầngkhu công nghiệp, cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tậptrung, chủ cơ sở phải lưu giữ kết quả quan trắc môi trường tự động dưới dạng tệpđiện tử; bản gốc báo cáo kết quả quan trắc định kỳ, bản gốc phiếu trả kết quả phântích trong thời gian tối thiểu 03 năm.

2. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầngkhu công nghiệp, cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tậptrung, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo và kết quả quan trắc môi trườngtheo quy định.

3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầngkhu công nghiệp, cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tậptrung, chủ cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc phát thải tự động phảicông bố kết quả quan trắc môi trường định kỳ trên trang thông tin điện tử củacơ sở (nếu có).

Chương VII

ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiệu lực thihành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 12 năm 2016.

2. Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệmôi trường làng nghề hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thihành.

3. Các nội dung liên quan đến tần suấtgiám sát phát thải tại mục 5.2 Phụ lục 2.3; mục 3.3 Phụ lục 5.5của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác độngmôi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Điểm b Khoản 3 Điều 7Thông tư số 40/2015/TT-BTNMT ngày 17 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởngBộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải hết hiệu lựcthi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 29. Trách nhiệmthi hành

1. Tổng cục Môi trường hướng dẫn, kiểmtra việc thực hiện Thông tư này, định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường cụmcông nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề trình Bộ Tài nguyênvà Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức,cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Việc thực hiện công tác quản lý nhà nướcvề bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp, làng nghề quy định tại Thông tưnày được bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường và các nguồnkhác theo quy định của pháp luật.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khókhăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về BộTài nguyên và Môi trường đểnghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở TNMT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Website của Bộ; - Lưu: VT, TCMT, PC. H.300

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Võ Tuấn Nhân

 

PHỤLỤC 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỤMCÔNG NGHIỆP(Banhành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 củaBộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng

BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP

CƠ QUAN CHỦ TRÌ (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

Tháng …., năm ….

I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng:

- Địa chỉ, số điện thoại:

- Người đại diện:

- Tình hình hoạt động tại cụm công nghiệp (căncứ số liệu tại Bảng 1a).

II. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔITRƯỜNG

1. Đơn vị thực hiện quan trắc:

2. Đánh giá kết quả quan trắc nước thải tựđộng (nếu có, báo cáo hàng quý) đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiệnhành.

3. Đánh giá kết quả quan trắc theo từng đợtlấy mẫu nước mặt, nước thải nước ngầm... so với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành(căn cứ số liệu tại Bảng 1c).

4. Lập biểu đồ và đánh giá diễn biến kếtquả quan trắc theo từng đợt, từng năm, theo các thông số quan trắc đối với từngthành phần môi trường.

III. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔITRƯỜNG

1. Số cơ sở phát sinh khí thải tương ứng vớilượng khí thải phát sinh của cụm công nghiệp và có hệ thống xử lý.

2. Kết quả đấu nối vào hệ thống xử lý nướcthải tập trung (tính đến thời điểm báo cáo):

- Số cơ sở đấu nối tương ứng với lượng nước thảixả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Số cơ sở được miễn trừ đấu nối tương ứng vớilượng nước thải tự xử lý.

- Số cơ sở không/chưa đấu nối theo quy địnhtương ứng với lượng nước thải phát sinh.

3. Vận hành hệ thống xử lý nước thải tậptrung của cụm công nghiệp:

- Tỷ lệ nước thải phát sinh so với công suất xửlý và nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Số ngày vận hành trong năm/số ngày dừng vậnhành hoặc bảo dưỡng.

- Lượng điện tiêu thụ cho việc vận hành hệ thốngxử lý nước thải tập trung (KWh/tháng).

- Lượng bùn thải phát sinh, biện pháp xử lý.

- Hoạt động của hệ thống quan trắc tự động nướcthải:

+ Số ngày hoạt động/dừng hoạt động;

+ Số ngày có kết quả quan trắc nước thảivượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

+ Hoạt động lưu giữ và truyền dữ liệuvề Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

4. Tổng lượng chất thải rắn thông thường/nguyhại phát sinh và được xử lý.

IV. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNGPHÓ VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

1. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứngphó và khắc phục sự cố môi trường.

2. Báo cáo việc thực hiện công tác phòngngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường (theo Bảng 1b) tập trunglàm rõ các nội dung chính như sau:

- Các giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường tạicụm công nghiệp.

- Việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảyra tại cụm công nghiệp.

V. KẾT LUN VÀ KIẾN NGH

1. Nhận xét chung về chất lượng môi trườngtại cụm công nghiệp.

2. Nhận xét và đánh giá chung về sự tuânthủ các quy định bảo vệ môi trường, công tác xử lý chất thải và quan trắc môi trườngcủa cụm công nghiệp và các cơ sở trong cụm công nghiệp.

3. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).

CÁC PHỤ LỤC

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu, quan trắc các thành phầnmôi trường theo yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Các bảng mẫu 1a, 1b, 1c.

- Các phiếu kết quả quan trắc, phân tích mẫu.

Bảng 1a. Danh sáchcác cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp

STT

Tên cơ sở

Loại hình sản xuất

Lượng khí thải phát sinh

Biện pháp xử lý khí thải

Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày đêm)

Biện pháp xử lý nước thải (Tự xử lý đạt QCVN/đấu nối vào HTXLNTTT CCN/chuyển giao nước thải)

Chất thải rắn (tấn/năm)

Biện pháp xử lý chất thải rắn

CTR thông thường

CTR nguy hại

1

2

...

Bảng 1b. Kết quả thựchiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường

STT

Sự cố

Thời gian xảy ra

Nguyên nhân

Hậu quả, tác động

Các hoạt động ứng phó, khắc phục

Các khó khăn và đề xuất

Bảng 1c. Kết quả chươngtrình quan trắc môi trường cụm công nghiệp1

Loại mẫu: (Thành phần môi trường/ nướcthải)

Lưu lượng thải (m3/ngày đêmđối với nước thải)

Thời điểm lấy mẫu:

TT

Tên thông số

Đơn vị tính

Phương pháp phân tích

Kết quả tại các vị trí lấy mẫu

QCVN hiện hành

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí ...

1.

Thông số ...

2.

Thông số ...

3.

Thông số ...

4.

Thông số ...

5.

Thông số...

Thông số...

Ghi chú:

1 Kết quả quan trắc theo từng loại mẫu đất/ nướcthải/ nước mặt/ nước ngầm/ không khí... được biểu diễn thành các bảng, biểuriêng.

2 Ghi rõ từng vị trí lấy mẫu.

PHỤLỤC 2

MẪU PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ(Banhành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởngBộ Tài nguyên và Môi trường)

(ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN...) (ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...)

PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ...(1)... tại xã... huyện... tỉnh...

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ... (Chủ tịch UBND xã ký, ghi họ tên, đóng dấu)

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN... (Người đại diện có thẩm quyền ký, ghi họ tên, đóng dấu)

(Địa danh), Tháng... năm...

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chínhxác của làng nghề lập phương án.

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ LÀNG NGH

1.1. Tên làng nghề

Nêu đầy đủ, chính xác tên làng nghề lậpphương án.

1.2. Thông tin chung

- Địa chỉ làng nghề: nêu rõ thuộc xã/phường/thịtrấn, quận/huyện/thị xã/thành phố, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nào.

- Mô tả vị trí địa lý của làng nghề: nêu cụ thểvị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; tọađộ các điểm khống chế vị trí của làng nghề kèm theo sơ đồ thể hiện vị trícác điểm khống chế đó.

- Mô tả sơ bộ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộicó khả năng bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của làng nghề (sông suối, hồao, dân cư…).

- Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề:tên nguồn, mục đích sử dụng.

- Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất (giếngkhoan, nước khai thác bề mặt, nước cấp).

- Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị tríđịa lý của làng nghề và các đối tượng xung quanh như đã mô tả (nếu có).

1.3. Quy mô sản xuất

- Loại hình sản xuất: loại hình sản xuất chính,các loại hình khác (nếu có).

- Số cơ sở sản xuất/tổng số hộtrong làng nghề (đối với các làng đa nghề thì thống kê theo từng loại ngành nghề).Lập danh mục cụ thể đính kèm.

- Sản phẩm sản xuất: liệt kê các sản phẩm chínhsản xuất của làng nghề; tổng số sản phẩm chính sản xuất/ngày.

CHƯƠNG 2. TÌNH TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢIVÀ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN

2.1. Phát sinh chất thải củalàng nghề

- Sinh hoạt:

+ Nước thải: tổng lượng trung bìnhphát sinh (m3/ngày);

+ Chất thải rắn: tổng lượng phát sinh(kg/ngày).

Xem thêm: Gts Là Trường Gì - Đại Học Giao Thông Vận Tải Tphcm

- Sản xuất:

+ Nước thải: tổng lượng phát sinh (m3/ngày,tính vào thời điểm sản xuất cao nhất);

+ Chất thải rắn nguy hại và thông thường:tổng lượng phát sinh (kg/ngày);

+ Mô tả hoạt động phát sinh khí thải:mức độ phát thải (định tính/định lượng nếu có);

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường xungquanh (đất, nước, không khí) và tác động tới sức khỏe cộng đồng.

2.2. Các hoạt động bảo vệmôi trường đã thực hiện

- Mô tả hệ thống thoát nước, thu gom và